1. Chọn thể loại
Bản vẽ mẫu dựng hình nhân vật
Đây là điều mà tác giả nghĩ đến trước tiên. Họ có thể chọn hay kết hợp các thể loại yêu thích: tình cảm lãng mạn, phiêu lưu hành động, khoa học viễn tưởng, truyện kinh dị… Việc xác định cho mình một thể loại sẽ giúp tác giả rất nhiều trong việc khai triển câu chuyện và sưu tầm tài liệu tham khảo.
Sưu tầm tài liệu
Việc tham khảo sẽ giúp có một khái niệm rõ ràng và những kiến thức cần thiết về đề tài sắp vẽ, tạo tính chính xác cao cho tác phẩm. Đối với một số thể loại truyện khoa học, khoa học viễn tưởng, tính chính xác là một trong những điều kiện quan trọng.
Tư liệu trong truyện tranh không giới hạn. Tác giả có thể tìm ở sách báo, phim ảnh, kịch, thực tế đời sống…
2. Nội dung và cốt truyện
Cốt truyện khởi đầu thường rất đơn giản, nó khái quát bối cảnh và nhân vật chính trong tác phẩm. Từ khung ban đầu sẽ phát triển các tình huống mở đầu, cao trào, các chuỗi sự kiện và tình huống kết thúc. Các nhân vật phụ được bổ sung vào, hình thành các tuyến nhân vật đầy đủ. Câu chuyện đó được thêm thắt các chi tiết để trở nên sinh động hơn, thể hiện rõ hơn ý đồ của tác giả.
Toàn bộ tính cách, tình cảm, vai trò của nhân vật và nội dung câu chuyện đều bộc lộ qua lời thoại, qua đó gián tiếp truyền đạt thông điệp tới người đọc. Mỗi nhân vật có một cách nói riêng, sử dụng ngôn ngữ khác nhau, đòi hỏi sự am tường và cái duyên của người viết. Lời thoại còn là một công cụ hiệu quả để tạo nên phong cách cho tác phẩm. Việc sáng tác đòi hỏi phải chuyên tâm sâu sắc, không ngồi yên, cặm cụi viết mà thường lang thang ở đường phố, suy nghĩ không ngừng về câu chuyện của mình. Tìm cảm hứng sáng tác từ cuộc sống với tâm hồn nhạy cảm, sẵn sàng nắm bắt chi tiết nhỏ nhất.
3. Dàn cảnh
Dàn cảnh trong truyện tranh cũng giống như viết kịch bản trong sân khấu điện ảnh. Câu chuyện được cắt ra thành từng lớp và từng phân lớp để đưa vào khung tranh. Bối cảnh quanh nhân vật phải được xây dựng một cách tỉ mỉ, chẳng hạn nhân vật đó đứng ở đâu, tư thế nào, đang làm gì, nét mặt ra sao, lời thoại thế nào… Khung tranh được bố trí ra sao, từ góc nhìn nào, kích thước to hay nhỏ…
4. Dựng hình nhân vật
Khi có kịch bản và tài liệu trong tay, người họa sĩ không vội bắt tay ngay vào công việc vẽ truyện. Họ sẽ phát trên giấy, tìm tòi, chỉnh sửa để tạo nên hình dáng từng nhân vật – linh hồn của một bộ truyện tranh.
Vẽ nhiều bản phác thảo để tìm ra cho nhân vật một ngoại hình thích hợp nhất với tính chất và vai trò của họ.
5. Vẽ chì
Đây là công đoạn chuyển những mô tả trong kịch bản thành hình vẽ. Người vẽ sử dụng bút chì mềm và làm việc trên giấy khổ lớn. Một bản thảo được vẽ cẩn thận và chi tiết sẽ giúp rất nhiều cho việc hoàn thiện tác phẩm ở những giai đoạn sau. Nếu một bộ truyện có người viết kịch bản và người vẽ riêng, giai đoạn này đòi hỏi sự liên hệ mật thiết giữa hai tác giả nhằm bảo đảm ý đồ của người viết được chuyển tải hoàn toàn.
6. Tô mực
Dùng bút sắt, có thể là bút lông với mực tàu tô lên nét vẽ chì của bản thảo. Việc tô mực này làm cho nét vẽ sắc nét, rõ ràng hơn. Sau cùng, chỉ có nét vẽ mực này được in ra để tạo thành một truyện tranh hoàn chỉnh. Có thể tô trực tiếp lên bản vẽ chì, sau đó xóa những nét chì đó đi. Một số người lại sử dụng một tờ giấy can trong suốt đặt lên trên bản chì rồi đi nét bằng bút mực. Bối cảnh, trang trí và khung lời thoại được bổ sung và hoàn thiện ở giai đoạn này.
7. Tô màu
Sau khi đồ nét bằng bút mực, chuyển sang giai đoạn tô màu cho bản vẽ. Tô màu trên một bản in đặc biệt, gọi là “bản xanh” vì chúng được in với màu mực xám thay vì màu đen như bản vẽ ban đầu. Trước đây, việc tô màu thuần túy là việc do họa sĩ đảm nhiệm, họ tô màu nước lên các hình vẽ. Hiện nay, việc đó đã có các đồ họa viên làm việc trên máy tính.
Đối với truyện tranh phong cách Nhật Bản, giai đoạn này sẽ tô đen, tức là tạo khoảng sáng tối, đánh bóng và tạo chiều sâu cho bức tranh. Song song với việc bôi đen đó là tạo các thủ pháp nghệ thuật trong trang vẽ: tạo bầu trời đêm, tạo máu, tạo tuyết, sương mù, bọt
Comments
Post a Comment